Pansori là một thể loại âm nhạc truyền thống độc đáo của Hàn Quốc và nó đã được chính phủ Hàn Quốc công nhận là Tài sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia với mục tiêu bảo tồn hình thức văn hóa này cho các thế hệ tương lai. Những màn biểu diễn pansori thường được diễn ra tại các lễ hội văn hóa Hàn Quốc, ngoài ra, nó còn được diễn ra tại các sự kiện khác tùy vào kế hoạch biểu diễn riêng của sự kiện đó. Các màn biểu diễn pansori cũng được thu hình và thu thanh để phục vụ cho những ai muốn lắng nghe hay nghiên cứu về pansori. Hàn Quốc cho rằng pansori là một phần rất quan trọng trong các di sản của quốc gia này. Cũng có một số quan ngại rằng văn hóa pansori có thể biến mất nếu bị thờ ơ và thiếu quan tâm trong thời kì hiện nay.
Pansori là một hình thức nghệ thuật phổ biến tại Hàn Quốc trong thế kỷ 19, pansori kể những câu chuyện châm biếm cũng như những câu chuyện tình yêu. Một câu chuyện đầy đủ, hay được gọi là madang, thông thường khá dài và phải mất nhiều thời gian để hoàn thành trọn vẹn câu chuyện. Ví dụ đặc trưng nhất là màn biểu diễn “Song of Chunhyang” mất hơn tám giờ để hoàn thành mà không có các khoảng thời gian nghỉ ở giữa.
Một madang bao gồm một số hình thức biến đổi nhất định của aniris và changs
Chỉ có năm trong số mười hai bản madang pansori gốc còn tồn tại cho đến ngày nay. Năm bản madang này là Heungbuga, Simcheongga, Chunhyangga, Jeokbyeokga và Sugungga.
Trong một màn biểu diễn pansori, kwangdae sẽ đứng hát với một cây quạt được xếp lại cầm trong một bàn tay. Cây quạt sẽ được vẫy lên khi muốn nhấn mạnh những chuyển động của người hát và sẽ được xòe ra khi muốn thông báo sẽ chuyển cảnh.Gosu, người chơi trống, tạo ra nhịp điệu không chỉ bằng nhịp đập mà còn bằng chuimsae, những âm thanh lời nói. Một chuimsae có thể chỉ là một nguyên âm đơn giản và vô nghĩa, tuy nhiên cũng có lúc nó là những lời cổ vũ ngắn. Khán giả cũng sẽ tham gia tạo ra những chuimsae trong quá trình biểu diễn, tương tự như tiếng kakegoe trong kịch Nhật Bản hay tiếng “Ole” trong các buổi biểu diễn flamenco. Pansori có nhiều phong cách hát khác nhau, như thể loại sopyonje "nữ tính" hơn của phía tây nam Hàn Quốc hay thể loại "nam tính" hơn là tongp'yonje.
UNESCO tuyên bố nghệ thuật pansori là một Kiệt tác Truyền khẩu và Di sản Phi vật thể của Nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003.
Những câu chuyện pansori là những câu chuyện dân gian bắt nguồn từ những năm 1600, và chúng vô cùng phổ biến trong những năm 1800. Tuy vậy, đến những năm 1960, pansori đã bắt đầu biến mất ở Hàn Quốc. Việc luyện tập để biểu diễn pansori khá mệt mỏi và tự bản thân mỗi buổi biểu diễn cũng như vậy, vì thế càng ngày càng có ít người quan tâm đến loại hình văn hóa này. Trước nguy cơ đó, chính phủ Hàn Quốc đã có những nỗ lực để bảo vệ và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này, khuyến khích những nghệ nhân biểu diễn pansori tương tác với công chúng nhiều hơn với hy vọng sẽ vẫn tiếp tục hấp dẫn các thế hệ kế tiếp.
Tại bất kì giai đoạn nào cũng có những nghệ nhân biểu diễn pansori được đông đảo công chúng biết đến và trở thành những ngôi sao của loại hình văn hóa này. Nhờ vào những nỗ lực của chính phủ để bảo tồn pansori, những người học tập và biểu diễn pansori thường được hỗ trợ khá tốt từ phía chính phủ, trong đó có việc tài trợ cho các màn biểu diễn pansori hay các sự kiện quảng bá truyền thống này.
Du lịch Hàn Quốc, bạn có thể đặt ve may bay di Seoul để khám phá và tham quan nhiều hơn nữa với các địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn.
Pansori là một hình thức nghệ thuật phổ biến tại Hàn Quốc trong thế kỷ 19, pansori kể những câu chuyện châm biếm cũng như những câu chuyện tình yêu. Một câu chuyện đầy đủ, hay được gọi là madang, thông thường khá dài và phải mất nhiều thời gian để hoàn thành trọn vẹn câu chuyện. Ví dụ đặc trưng nhất là màn biểu diễn “Song of Chunhyang” mất hơn tám giờ để hoàn thành mà không có các khoảng thời gian nghỉ ở giữa.
Một madang bao gồm một số hình thức biến đổi nhất định của aniris và changs
Chỉ có năm trong số mười hai bản madang pansori gốc còn tồn tại cho đến ngày nay. Năm bản madang này là Heungbuga, Simcheongga, Chunhyangga, Jeokbyeokga và Sugungga.
Trong một màn biểu diễn pansori, kwangdae sẽ đứng hát với một cây quạt được xếp lại cầm trong một bàn tay. Cây quạt sẽ được vẫy lên khi muốn nhấn mạnh những chuyển động của người hát và sẽ được xòe ra khi muốn thông báo sẽ chuyển cảnh.Gosu, người chơi trống, tạo ra nhịp điệu không chỉ bằng nhịp đập mà còn bằng chuimsae, những âm thanh lời nói. Một chuimsae có thể chỉ là một nguyên âm đơn giản và vô nghĩa, tuy nhiên cũng có lúc nó là những lời cổ vũ ngắn. Khán giả cũng sẽ tham gia tạo ra những chuimsae trong quá trình biểu diễn, tương tự như tiếng kakegoe trong kịch Nhật Bản hay tiếng “Ole” trong các buổi biểu diễn flamenco. Pansori có nhiều phong cách hát khác nhau, như thể loại sopyonje "nữ tính" hơn của phía tây nam Hàn Quốc hay thể loại "nam tính" hơn là tongp'yonje.
UNESCO tuyên bố nghệ thuật pansori là một Kiệt tác Truyền khẩu và Di sản Phi vật thể của Nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003.
Những câu chuyện pansori là những câu chuyện dân gian bắt nguồn từ những năm 1600, và chúng vô cùng phổ biến trong những năm 1800. Tuy vậy, đến những năm 1960, pansori đã bắt đầu biến mất ở Hàn Quốc. Việc luyện tập để biểu diễn pansori khá mệt mỏi và tự bản thân mỗi buổi biểu diễn cũng như vậy, vì thế càng ngày càng có ít người quan tâm đến loại hình văn hóa này. Trước nguy cơ đó, chính phủ Hàn Quốc đã có những nỗ lực để bảo vệ và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này, khuyến khích những nghệ nhân biểu diễn pansori tương tác với công chúng nhiều hơn với hy vọng sẽ vẫn tiếp tục hấp dẫn các thế hệ kế tiếp.
Tại bất kì giai đoạn nào cũng có những nghệ nhân biểu diễn pansori được đông đảo công chúng biết đến và trở thành những ngôi sao của loại hình văn hóa này. Nhờ vào những nỗ lực của chính phủ để bảo tồn pansori, những người học tập và biểu diễn pansori thường được hỗ trợ khá tốt từ phía chính phủ, trong đó có việc tài trợ cho các màn biểu diễn pansori hay các sự kiện quảng bá truyền thống này.
Du lịch Hàn Quốc, bạn có thể đặt ve may bay di Seoul để khám phá và tham quan nhiều hơn nữa với các địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét